Đậu lăng hay lentil, một thành viên giàu dinh dưỡng thuộc họ đậu, có hàm lượng chất xơ cao, giàu chất bột đường phức trong khi lại ít chất béo và calo.
Nhờ có nhiều chất xơ, đậu lăng giúp làm giảm cholesterol trong máu. Không chỉ giúp làm giảm cholesterol, chúng còn có giá trị đặc biệt trong việc quản lý những rối loạn đường huyết bởi hàm lượng chất xơ cao của nó giúp tránh cho đường huyết tăng nhanh sau bữa ăn. Chỉ số hấp thu đường vào máu (glycemic index GI) đặc biệt thấp và hàm lượng tinh bột kháng trong đậu lăng khiến chúng vô cùng thích hợp cho bữa ăn của người tiểu đường.
Nhưng đó chỉ là một phần trong những lợi ích lớn mà đậu lăng mang lại cho bạn. Đậu lăng cũng cung cấp ở mức độ tốt đến tuyệt vời bảy loại khoáng chất quan trọng, các loại vitamin B và đạm – tất cả mà gần như không có chất béo. Hàm lượng calo cho tất cả các dưỡng chất này lại thấp, chỉ 230 calo cho một cốc đậu lăng nấu. Hàm lượng đạm trong đậu lăng khiến chúng trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai tìm cách nâng lượng đạm trong bữa ăn. Một cách tự nhiên, chúng không chứa đạm gây kích ứng gluten, điều khiến cho chúng trở thành món chủ đạo ngon lành trong bữa ăn không có gluten. Cái hạt nhỏ bé giàu dinh dưỡng này sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng.
So sánh với các loại đậu khô khác, đậu lăng dễ chuẩn bị và nấu nhanh. Chúng dễ dàng hấp thu nhiều loại hương vị tuyệt vời từ các thực phẩm và gia vị, giá trị dinh dưỡng cao và có sẵn quanh năm.
Bạn có biết rằng khi ăn cùng với ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng cung cấp đạm chất lượng ngang với thịt!
Đậu lăng lentil là nguồn đạm tốt. Một nửa cốc đậu lăng nấu cung cấp khoảng 12g đạm. Với hàm lượng đạm cao như vậy, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy no cả ngày.
Bạn có biết chỉ 1/2 cốc đậu lăng xanh nấu đã có cung cấp 32% lượng chất xơ đủ cho cả ngày của bạn!
Đậu lăng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Bên cạnh việc làm tăng nhu động ruột, chất xơ còn nổi tiếng vì nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đáng chú ý, ăn nhiều chất xơ sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu và bảo vệ chống bệnh ung thư đường ruột và tiểu đường tuýp 2.
Bạn có biết chỉ 1/2 cốc đậu lăng đỏ tách đôi nấu đã chứa 273 mg kali!
Chúng ta có khuynh hướng giảm muối trong bữa ăn đến mức đôi khi chúng ta quên mất nửa còn lại của phương trình: nạp đủ kali cho cơ thể. Kali có thể cân bằng tác hại của natri và cho thấy khả năng làm giảm huyết áp.
Bạn có biết trong tất cả các thực phẩm nguồn gốc thực vật thì đậu lăng chứa nhiều folate nhất không!
Đậu lăng là nguồn cung cấp tuyệt vời folate. Là một loại vitamin B, folate giúp hỗ trợ tạo thành tế bào hồng cầu và các hoạt động bình thường của thần kinh. Folate cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt chất homocysteine làm tổn hại mạch máu. Bên cạnh đó, loại vitamin tan vào nước này có thể giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu và bảo vệ phòng tránh bệnh tim mạch, ung thư và sa sút trí tuệ. Folate đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai, bởi nó cần để hỗ trợ tăng lượng máu cho bà mẹ mang thai.
Bạn có biết chỉ 1/2 cốc đậu lăng nấu có thể cung cấp 15% lượng sắt mà bạn cần trong ngày!
Sắt đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành tế bào hemoglobin trong máu và myoglobin trong cơ bắp, hai loại này chuyển trở ô xy cho các tế bào khác. Đó là lý do tại sao mệt mỏi là dấu hiệu thường thấy khi họ thiếu sắt. Với người ăn chay, nạp đủ sắt thường gặp khó khăn. Bổ sung thường xuyên đậu lăng trong các bữa ăn của bạn sẽ giúp nâng cao lượng sắt hấp thu.
Đậu lăng là nguồn cung cấp măng gan rất tốt. Khoáng chất này lưu giữ chủ yếu trong xương của chúng ta và trong các nội tạng lớn như gan, thận và tụy. Măng gan đóng vai trò duy trì lượng đường huyết bình thường và giúp bảo vệ chống lại tổn hại do gốc tự do gây r